Dân sành rượu thưởng thức bằng năm giác quan như thế nào?

Thị giác

Muốn ngon miệng thì trước hết phải ngon mắt cái đã. Nghệ thuật uống rượu vang không đơn thuần nằm ở hương vị, đó còn là sự cảm nhận bằng mắt xem màu của rượu như thế nào, độ sánh của rượu ra sao, có bọt khí lăn tăn hay không…

Đó là lý do tại sao khi uống rượu vang người ta thường sử dụng ly có chất liệu trong suốt như ly thủy tinh, sau khi rót rượu người dùng sẽ nâng ly lên và ngắm nhìn. Những người sành điệu trong việc thưởng thức rượu thì chỉ cần nhìn vào là biết được chất lượng rượu, sự cao cấp và mùi vị của từng loại rượu khác nhau.

Trong bước thưởng thức rượu bằng vị giác không thể bỏ qua việc lắc ly rượu. Lắc rượu để cảm nhận được sự sóng sánh của rượu đang hòa trộn trong ly. Để nhìn thấy màu sắc rượu được phản chiếu thông qua ly uống rượu thủy tinh trong suốt, lấp lánh.

Dân sành rượu thưởng thức bằng năm giác quan như thế nào?

Khứu giác

Khứu giác được phát huy khả năng khi chúng ta rót rượu và khoắng nhẹ ly rượu, khi đó những thành phần có trong rượu sẽ dậy hương lên. Hương càng thơm bao nhiêu, mùi càng phức tạp và phong phú bao nhiêu thì rượu càng được đánh giá cao bấy nhiêu. Mùi thơm của rượu phần lớn xuất phát từ loại nho dùng để ngâm rượu, bên cạnh đó còn có men và những hợp chất phụ khác tạo thành.

Người thưởng thức vang sành điệu là người sau khi ngắm nhìn ly xong không vội vàng uống ngay mà đưa lên mũi ngửi, hít hà hương thơm của rượu và đưa ra những phán đoán về loại rượu mình đang thưởng thức.

Vị giác

Đây mới là giác quan quan trọng nhất để cảm nhận chính xác loại rượu đang thưởng thức. Rằng rượu có được 3 vị chính hay không, đó là vị chua, ngọt, đắng — chát. Vị ngọt của nước nho được phát hiện nhờ vào đầu lưỡi, sau đó vị chua được hai bên lưỡi phát hiện và cuối cùng là vị chát của vỏ và cuống nho được cảm nhận cốt yếu ở mặt dưới của lưỡi.

Dân sành rượu thưởng thức bằng năm giác quan như thế nào?

Việc cảm nhận rượu vang không chỉ nhờ vào lưỡi không mà thôi, đó còn là cả khoang miệng khi rượu tan dần trong miệng.

Xúc giác

Đó không phải là việc dùng tay chạm trực tiếp vào rượu để cảm nhận được rượu ngon như thế nào. Đó là việc dùng tay để cầm ly rượu sao cho đúng cách, miêu tả mình là người biết uống rượu và sành điệu thông qua việc cầm ly. Nhìn cách họ uống có thể chúng ta không biết được, nhưng nhìn cách cầm ly chúng ta sẽ biết được họ có phải là người biết thưởng thức rượu hay không.

Dân sành rượu thưởng thức bằng năm giác quan như thế nào?

Cách cầm ly tùy thuộc vào từng loại rượu phù hợp với ly loại nào. Đối với rượu vang đỏ nên uống vào ly chân cao bầu tròn, rượu vang trắng dùng ly bầu dài dáng thanh và rượu Champagne dùng ly búp thon miệng để uống. Cầm ly sao để nhiệt độ ở tay không truyền vào rượu cũng là một nghệ thuật trong khi uống rượu vang cần lưu ý.

Thính giác

Bạn đang tự hỏi không biết thính giác xuất hiện ở đâu trong nghệ thuật uống rượu vang? Đó là khi bạn khui sản phẩm, nút bần bật ra, âm thanh đó thật là hấp dẫn. Rồi khi ta cầm chai rót rượu vào những ly thủy tinh chân dài, trong sáng, âm thanh phát ra thật kích thích. Và cuối cùng đó là tiếng những ly chạm vào nhau như một cử chỉ chúc mừng, âm thanh ngân vang thật thích thú.

Nếu bạn không thể vận dụng cả 5 giác quan khi thưởng thức rượu thì rượu dù có ngon, bạn dù có “hiền” cũng không thể nào cảm nhận được hết thú vui đến từ rượu vang.

nguồn: Sưu tầm

Bạn có thể tham khảo tại Rượu ngon 247 có địa chỉ tại 134 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chúng tôi đảm bảo chất lượng của rượu.

Vì sao uống rượu vang đỏ lại đau đầu?

Rượu vang Ice Wine – rượu của mùa hè

Rượu Sâm Panh để lâu liệu có ngon hơn?

Cách chọn và thưởng thức rượu vang

NGUYỄN NGỌC SƠN

"Rượu vang - tinh túy thời gian và nghệ thuật. Dưới những trái nho chín mọng, nó mang đến không chỉ hương vị tự nhiên mà còn là sự hòa quyện của kiến thức và đam mê. Mỗi chai rượu vang là một hành trình xuyên qua lịch sử, cảm xúc và hương thơm, tái hiện cuộc sống trong từng giọt."

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo